Kahoot là gì?
Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác.
Kahoot hoạt động trên nền tảng web nên nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị có trình duyệt: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được.
Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Câu hỏi với các phương án trả lời hiện trên màn hình chính, học sinh (người chơi) sẽ trả lời bằng cách bấm chọn trên điện thoại, tablet của mình để trả lời trực tiếp.
Truy cập và tạo tài khoản sử dụng tại: https://kahoot.com hoặc https://kahoot.it
Ưu điểm:
– Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn
– Giúp người học chủ động tương tác hơn.
– Giúp GV ôn tập những điểm người học cần ghi nhớ
– Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi
– Trong khi chờ đợi các người học đăng nhập vào hệ thống, GV có thể mở một video trên Youtube chạy trong nền của ứng dụng, video này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang nội dung liên quan đến chủ đề chuẩn bị kiểm tra.
– Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt.
– Có sẵn kho câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, do đó bạn dễ dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố khác.
– Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài kiểm tra giúp GV hoàn thiện hơn kho câu hỏi của mình.
– Hoàn toàn miễn phí.
Hạn chế:
– Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm
– Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm.
– Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên.
Một số gợi ý sử dụng Kahoot trong lớp học
1. Khuyến khích trẻ sử dụng công nghệ và cạnh tranh lành mạnh… kahoot với các thiết kế và tính năng hấp dẫn sẽ giúp trẻ có sự cạnh tranh một cách công bằng về khả năng đưa ra câu hỏi nhanh nhất và nhiều nhất.
2. Hãy giảm âm lượng xuống mức nhỏ nhất. Đôi khi tiếng nhạc trong trò chơi khá lớn, nó khiến học sinh mất tập trung hoặc gây ồn ào. Tốt nhất bạn nên hạn chế tiếng nhạc trong quá trình sử dụng.
3. Sử dụng kết quả để điều khiển các hoạt động. Giáo viên nên sử dụng các dữ liệu như cách để tổ chức và hấp dẫn từng nhóm học sinh
4. Đánh giá mức độ nắm kiến thức kahoot sẽ rất hiệu quả cho việc đánh giá những kiến thức, kĩ năng, khái niệm mà học sinh đã học.
5. Bạn không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh. Bạn có thể biết chính xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời.
6. Giáo viên có thể sử dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt động.
7. Sử dụng nó cho việc ôn tập cũng là một cách hiệu quả để học sinh tham gia tích cực hơn.
8. Hoạt động để giết thời gian: khi bạn bị giao trông lớp cho một giáo viên khác hay đơn giản là bạn muốn giết thời gian rỗi trong lớp học hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi trong tài khoản Kahoot của mình.
9. Khởi động đầu giờ học. Giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, ôn lại những gì học sinh đã học buổi trước.
10. Đánh giá kiến thức học sinh trước khi bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng nó để thu được phản hồi toàn lớp học về những kiến thức nền trước khi bắt đầu một nội dung mới.
11. Giải thích sau mỗi câu hỏi, mỗi khi học sinh trả lời xong một câu hỏi hãy yêu cầu học sinh giải thích về câu trả lời, tại sao câu trả lời đó là đúng hoặc sai.