Contents
Câu 1: Phân biệt các khái niệm:1
Câu 2: Vai trò của Quản lý nhà nước đối với sự phát triển của xã hội?. 2
Câu 3: Quyết định QLHCNN là gì? Trình bày các yêu cầu của Quyết Định QLHCNN?. 2
Câu 4: tiếp công dân? Phân tích đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của việc tiếp công dân?. 4
Câu 5: Phân tích quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân?. 4
Câu 6: Trình bày và phân tích nội dung của công tác Văn thư?. 6
Câu 7: Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của Kiểm tra hành chính.8
Câu 8: Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của QLHCNN về đất đai:9
Câu 9: KTTT là gì? Phân tích những đặc trưng của KKTT?. 9
Câu 10: Công sở là gì? Để điều hành công sở đạt hiệu quả cần tập trung vào những kỹ năng nào?  10
Câu 11: Hãy trình bày các công cụ Quản lý nhà nước về Kinh tế: 4 công cụ:10
Câu 12: Khái niệm văn hóa, phân tích vai trò của văn hóa đối với sự phát triển?. 11
Câu 13: Cải cách hành chính là gì? Phân tích nội dung của cải cách hành chính?. 11
Câu 14: Văn bản quản lý HCNN là gì? Trình bày yêu cầu về thể thức soạn thảo văn bản QLHCNN?  12
 
 

Câu 1: Phân biệt các khái niệm:

– Quản lý: là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu định trước
– Quản lý Nhà nước: là một dạng quản lý xã hội đặc biệt do chủ thể đặc biệt thực hiện đó là Nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước.
Quyền lực NN là thống nhất nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực thi 3 quyền:
+ quyền lập pháp: ban hành sửa đổi Hiến Pháp và Luật. Quốc hội : ngoài chức năng lập pháp ( ban hành và sửa đổi Hiến pháp, Luật và các Bộ luật), Quốc hội còn thực hiện 2 nhiệm vụ: Giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước và quyết định nhũng vấn đề lớn của đất nước.
+ quyền hành pháp : thực thi pháp luật, tức là quyenf chấp hành luật và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện bao gồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ỏ địa phương. Quyền này được trao cho chính phủ và bộ máy hành chính ở địa phương.
+ quyền tư pháp: quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện (TA, VKS).
–         Quản lý hành chính nhà nước:
+  là bộ phân của quản lý nhà nước.
+ là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân , do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân.
Khác nhau:

Tiêu chí Quản lý Quản lý Nhà nước QLHC NN
Chủ thể Cá nhân hoặc tổ chức Nhà nước: bao gồm các cơ quan nhà nước Hệ thống CQ HCNN từ TW đến cơ sở
Đối tượng Tất cả các hoạt động quản lý Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp Hoạt động chấp hành và điều hành (hành pháp)
Khách thể Các lợi ích của hoạt động XH Trật tự quản lý nhà nước Trật tự quản lý hành chính NN
Phương pháp Chủ yếu là phương pháp thuyết phục Thuyết phục và cưỡng chế nhà nước Cưỡng chế hành chính nhà nước và thuyết phục
Thời điểm xuất hiện Sớm Xuất hiện sau quản lý Xuất hiện cuối cùng

 
Cho Ví dụ:
 
 
 

Câu 2: Vai trò của Quản lý nhà nước đối với sự phát triển của xã hội?

                                   4 vai trò
Khái niệm QLNN
            Xem câu 1
Vai trò:
– Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội. Vai trò này thể hiện thông qua chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
– Giữ vai trò định hướng dẫn dắt sự phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước. VD: bình ổn giá xăng dầu, hỗ trợ vốn cho DN, dẫn dắt các DN phát triển đi theo hướng nền kinh tế TT định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Giữ vai trò điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những định hướng thống nhất.
– Hỗ trợ kích thích phát triển , duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội: củng cố và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, can thiệp vào sự phát triển của xã hội qua hệ thống chính sách.
– Ngoài ra còn giữ vai trò, trọng tài giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô.
 

Câu 3: Quyết định QLHCNN là gì? Trình bày các yêu cầu của Quyết Định QLHCNN?

 
Quyết định QLHCNN được hiểu là kết quả của sự thể hiện ý chí, quyền lực đơn phương của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyenf trog cơ quan hành chính nhà nước đó nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các mối quan hệ phát luật cụ thể, đặt ra sửa đổi bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của chúng, đặt ra những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Cho ví dụ: Quyết định khen thưởng cán bộ, công chức – Quyết Định cá biệt
Có mấy loại: Quyết đih chính sách, quyết định cá biệt, quyết định quy phạm.
(Quyết định QLHCNN được hiểu là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền được trao trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm giải quyết các  vấn đề thuộc nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nuoc cua các cơ quan hành chính nhfa nước. Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính NN (hành pháp) các loại cơ quan quản lý NN khác: Quốc hội, TA, VKS, HĐNN cũng là  loại cơ quan quản lý nhà nước được quyền ban hành nhiều loại quyết định quản lý nhà nước. Các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, chính trị xã hội cũng ban hành các quyết định nhưng các quyết định đó khác với Quyết định QLHCNN do các cơ quan QLHCNN ban hành.)
* Yêu cầu: 2 yêu cầu:
a. yêu cầu về nội dung và hình thức của quyết định hành chính (hợp pháp)
– Phù hợp với nội dung và mục đích của pháp luật. Có nghĩa là k được trái với Hiến Pháp, Luật, van bản pháp quy của các cơ quan NN cấp trên ( hay nói cách khác là k được vi Luật). VD: giấy CMND bỏ cha mẹ, nghề nghiệp)
– được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan HCNN hoặc người có chức vụ trong QLHCNN ban hành. Yêu cầu này đòi hỏi mọi cơ quan tổ chức, cá nhân chỉ có quyền ban hành 1 or 1 số loại Quyết định QLHCNN nhất định nhằm giải quyết những vấn đề mà PL cho phép (k được vi quyền).
–  Được ban hàh xuất phát từ những lý do xác thực. Nghĩa là chỉ khi nào trong hoạt động QLHCNN xuất hiện các nhu cầu, sự kiện được pháp luật quy định cần ban hành Quyết định QLHCNN thì cơ quan NN có thẩm quyền mới ban hành các Quyết định đó.
– Ban hành đúng hình thức và thủ tục do PL quy định. Nghĩa là ban hành phù hợp với quy định của PL cả về hình thức pháp lý (tên quyết định, thể thức) và hình thức thể hiện (VB hay văn nói) – bảo đảm tính hợp lý.
b. yêu cầu về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính: (tính hợp lý)
– Phải đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: NN, tập thể, cá nhân.
– Phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, từng đối tượng thực hiện.
– Phải đảm bảo tính hệ thống toàn diện. Nội dung của Quyết định phải tính đến các điều kiện về CT, KT, VH, XH, phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt lâu dài, phải kết hợp giữa tuyển dụng trực tiếp và gián tiếp…
– Phải đảm bảo kỹ thuật lập quy.
( Nếu vi phạm các yeu cầu của tính hợp pháp: tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể coi QĐ đó bị vô hiệu toàn bộ hay từng phần. Trong trường hợp này các cơ quan NN có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp: đình chỉ, sửa đổi OR bãi bỏ quyết định đã ban hành; khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái PL gây ra; truy cứu trách nhiệm nguwoif có lỗi – người ban hành và người thi hành quyết định hành chính bất hợp pháp. Tùy theo mức độ và tính chất của QD k hợp pháp mà người có lỗi có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi thường tài sản, or truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
KL: Nếu k đảm bảo các yêu cầu tính hợp lý đối với nội dung và hình thức quyết định thì sẽ làm cho quyết định hoặc k thực hiện được, khó thực hiện, or thực hiện kém hiệu quả, Về nguyên tắc Quyết định này có thể bị đình chỉ, sửa đổi, or hủy bỏ theo thủ tục hành chính, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và bồi thường dân sự vì k phải là vi phạm pháp luật.

Câu 4: tiếp công dân? Phân tích đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của việc tiếp công dân?

 
K.n: tiếp công dân là một hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức tiếp công dân để nghe công dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước về những việc làm trái pháp luật, thiếu chuẩn mực theo quy định của cá nhân, tổ chức trong môi trường hoạt động công vụ và đời sống xã hội. (hoạt động tiếp công dân thể hiện bản chất NN của dân, do dân và vì dân).
* Đặc điểm:
– Đối với NN:tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan NN, bắt buộc các cơ quan NN phải thực hiện.
– Đối với công dân: công dân đến cơ quan NN để phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dân được HP quy đinh, Điều 72 Hp năm 1992: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan NN có thẩm quyền về những việc làm trái Pl của cơ quan NN, tổ chức KT, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân or bất cứ cá nhân nào”/
* Vai trò, ý nghĩa:
– Giúp cơ quan NN có thẩm quyền biết được những việc làm trái PL của cơ quan mình or cơ quan tổ chức khác và bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. từ đó cơ quan NN có thẩm quyền có biện pháp xử lý để bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
– giúp cơ quan NN có thẩm quyền tiếp nhận những kến nghị, phản ảnh của công dân. Đó là những kiến nghị, phản ảnh từ thực tế cuộc sống nên có tác dụng giúp cơ quan Nncos thẩm quyền thấy được những khuyết điểm của mình, điều chỉnh chính sách PL để phù hợp với cuộc sống và có hiệu quả trong xã hội.
– Giúp cơ quan NN có thẩm quyền hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của công dân dân đến khiếu nại, tố cáo nói riêng và tâm tư nguyện vọng của nhân dân nói chung. Từ đó cơ quan NN có thẩm quyền có chính sách, biện pháp phù hợp hơn để tuyên truyền, vận động , hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giúp cơ quan NN có thẩm quyền bảo đảm tốt hơn trong việc phát huy quyền Dân chủ của công dân. Đảng CS VN đã khẳng định “Dân chủ XH chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ TQ, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, NN và nhân dân …Mọi đường lối chính sách của Đảng và PL của NN đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.
 

Câu 5: Phân tích quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân?

 
           K.n: tiếp công dân là một hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức tiếp công dân để nghe công dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước về những việc làm trái pháp luật, thiếu chuẩn mực theo quy định của cá nhân, tổ chức trong môi trường hoạt động công vụ và đời sống xã hội. (hoạt động tiếp công dân thể hiện bản chất NN của dân, do dân và vì dân).
– Quyền: thay mặt cho cơ quan NN, thực hiện trách nhiệm đối với công dân đến để khiếu nại, tố cáo.
– Nghĩa vụ:
+ Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
+ Vào sổ ghi chép: Phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo phải xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp có nhiều người đến KN, TC cùng một nội dung thì yeeuu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.
+ Phân loại, xử lý:
Việc xử lý KN, TC tại nơi tiếp công dân được tiến hành như sau:
* Đối với khiếu nại:
            – Đơn KN, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan và có đủ điều kiện để thụ lý thì để giải quyết. Vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân phải hướng dẫn họ viết đơn or ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu coog dân ký tên or điểm chỉ.
            – nếu vụ việc k thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì có văn bản trả lời và hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết (trong trường hợp đơn khiếu naoij có nhiều chữ ký thì hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
            * Đối với tố cáo:
            – nếu trình bày trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi rõ  nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận.
            – Khi tiếp cận thông tin tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận , có chữ ký của người tiếp nhận và nguwoif cung cấp.
            – Nếu tổ cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự thủ tục quy định.Nếu tố cáo k thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày , kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo or bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
+ Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (khoản 2, Điều 77 luật KN, TC). Hướng dẫn cách làm đơn ntn, những giấy tờ, tài liệu kèm theo là gì, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết bao nhieu ngày…Để làm được điều này người tiếp nhận phải am hiểu chính sách, pháp luật và có kiến thức về các lĩnh vực quản lý nhà nước.
+ Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu theo khoản 3, Điều 77 Luật KN, TC: việc này có tác dụng bảo vệ người tố cáo, nếu k giữ được bí mật thì quyền tố cáo của công dân bị cản trở rất nhiều.
( Khiếu nại khác Tố cáo. Từ chối tiếp công dân: Luật tiếp công dân sắp có hiệu lực ngày 1/7/2014 có 4 trường hợp: mất năng lực hành vi, vi phạm nội quy, quy chế; Những vụ việc đã thụ lý giải quyết rồi; những trường hợp khacstheo quy định của Luật.)
 
Không tiếp (4 trường hợp):

  • Mất năng lực hành vi dân sự
  • Vi phạm nội quy, quy chế
  • Đã giải quyết thỏa đáng
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

Câu 6: Trình bày và phân tích nội dung của công tác Văn thư?

 
* các Kn về công tác văn thư:
– văn bản:
Theo nghĩa hẹp: được hiểu là tài liệu giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định được sử dụng trong hoạt động cơ quan NN, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức KT.
– Công tác văn thư: là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đaoh, quản lý và điều hành các công việc trong cơ quan NN, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức Kt và các đơn vị LLVT nhân dân.
– Hồ sơ: là một tập gồm toàn bộ or một Văn bản, tài liệu có liên quan đến một vấn đề, 1 sự việc, 1 hiện tượng cụ thể, or có cùng đặc điểm chung về thể loại or tác giả hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, or cá nhân.
* nội dung công tác văn thư:
a. Quản lý và giải quyết văn bản đến:
– Kn Văn bản đến: tất cả các văn bản giấy tờ, kể cả đơn thư cá nhân gửi đến cơ quan tổ chức gọi là VB đến. Vb đến bao gồm:
+  VB từ cơ qua ngoài gửi đến trực tiếp;
+ VB nhận ddc từ con đường bưu điện;
+ VB giấy tờ từ các cá nhân mang về từ hội nghị.
– Nguyên tắc chung đối với việc quản lý và giải quyết VB đến:
+ Mọi văn bản đến đều được tập trung đăng ký tại văn thư cơ quan. Đối với những VB đến ghi ngoài phong bì đích danh thủ trưởng cơ quan, sau khi bóc ra nếu nội dung văn bản là việc công thì phải đăng ký tại văn thư cơ quan.
+ Việc tiếp nhận và đăng ký văn bản đến tại văn thư cơ quan theo nguyên tắc kịp thời, chính xác và thống nhất.
+ Những văn bản đến có dấu chỉ mức độ khẩn phải làm thủ tục phân phối ngay sau khi ddawg ký.
+ Những VB mật phải được nguwoif có trách nhiệm xử lý mới ddc bóc và xử lý.
– Nội dung ngiệp vụ quản lý và giải quyết VB đến:
+ tiếp nhận VB đến.
+ Đăng ký VB đến.
+ Trình VB đến.
+ Chuyển giao Vb đến.
+ tổ chức giải quyết và theo dõi việc giải quyết VB đến.
+ sao VB đến.
b. Quản lý và giải quyết VB đi:
– Kn Vb đi:tất cả các loại VB do cơ quan soạn thảo và ban hành để thực hiện quản lý, điều hành các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ddc gửi đến các đối tượng có liên quan gọi là VB đi.
– Nguyên tắc chung về tổ chức và quản lý VB đi:
+ chính xác kịp thời, đúng quy trình quy định của Pl
– Nội dung quản lý VB đi:
+ Đăng ký Vb đi.
+ chuyển giao VB đi:
+ Sắp xếp và lưu VB
c. Quản lý và sử dụng con dấu trong cơ quan:
– Kn dấu: là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của VB. Điều 1 Nghị định số 58 /2001/ NĐ – CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ quy định: Con dấu được sử dụng trong các cơ quan, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và một số chức danh khẳng định giá trị pháp lý của VB, thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải được quản lý thống nhất. Dấu là thành phần chống giả mạo VB.
– Nguyên tắc đóng dấu:
+ Dấu đóng lên VB giấy tờ sau khi đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền, k dc đóng dấu lên giấy trắng, giấy khống chỉ, or vào VB giấy tờ chưa hoàn chỉnh nội dug.
+dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn. đóng lên từ 1/3 đến ¼ chữ ký về phía bên trái.
+ Chỉ người ddc giao giữ dấu mới đóng dấu.
+ Dấu của cơ quan chỉ đóng vào VB do cơ quan xây dựng và ban hành.
+ k đóng dấu ngoài giờ hành chính, trường hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan cho phép.
– Sử dụng các loại dấu trong cơ quan:
+ Dấu nổi dùng đóng giáp lai vào ảnh trong VB là những chứng chỉ, giấy phép.
+ Dấu chìm dùng trong trường hợp đặc biệt.
+ Dấu chỉ mức độ Mật, Khẩn dc đóng khi người kỳ VB quy định mức độ Mật , Khẩn.
–         Bảo quản con dấu:
+ Bảo quản tại trụ sở cơ quan, tổ chức và dc quản lý chặt chẽ.
+ bảo quan trong tủ, có khóa.
+ Do một người chụi trách nhiệm giữ.
+ k sử dụng vật cứng để cọ rửa dấu.
+Khi dấu bị mòn méo hư hỏng phải xin phép khắc dấu mới và nộp dấu cũ.
+  nếu để mất dấu, đóng dấu k đúng quy định, sử dụng dấu để hoạt động phạm pháp bị xử ý hành chính or bị truy tố trước Pl.
+ Dấu bị mất phải báo ngay với cơ quan công an gần nhất được biết, đồng thời báo cơ quan cấp giấy phép khắc dấu để phối hợp truy tìm, thông báo bỏ con dấu đã bị mất.
d. Lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan:
– lập hồ sơ hiện hành:
+ Kn lập hồ sơ:  là quá trình tập hợp sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
+ Nguyên tắc của việc lập hồ sơ:
+ Tài liệu trong hồ sơ phải có giá trị.
+ Tổ chức lập hồ sơ trong cơ quan tổ chức.
+ Hướng dẫn lập hồ sơ theo danh mục hồ sơ.
– Giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan:
+ Trách nhiệm cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong cơ quan đều phải giao nộp tài liệu có giá trị và đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.
+ Thời hạn nộp lưu của tài liệu được quy định như sau:
Tài liệu hành chính: sau 1 năm kể từ năm công việc kết thúc.
Tài liệu nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ: Sau 1 năm kể từ khi công trình được nghiệm thu chính thức.
Tài liệu xây dựng cơ bản:sau 3 tháng kể từ khi công trình được quyết toán.
Tài liệu ảnh, phim điện ảnh, tài liệu ghi âm, ghi hình và tài liệu khác: sau 3 tháng kể từ khi công việc kết thúc.
 

 Câu 7: Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của Kiểm tra hành chính.

Kn kiểm tra hành chính:
+ Kiểm tra vừa là chức năng quản lý vừa là giai đoạn trong chu trình quản lý nhằm xem xét, đánh giá thực tế việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan đơn vị kịp thời phát hiện các sai lệch , vi phạm trong thực hiện chính sách pháp luật để có căn cứ cho việc điều chỉnh tiếp theo. Ví dụ: điểm danh, Kiểm tra giấy tờ.
+ Kiểm tra hành chính: là phương thức để đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính NN, bảo đảm bảo vệ các quyền lợi ích (tự do) hợp pháp của công dân. Ví dụ: kiểm tra an ninh trật tự, tạm trú, tạm vắng.
 
* Đặc điểm của Kiểm tra hành chính:
– Kiểm tra nội bộ cơ quan hành chính NN và kiểm tra các đối tượng trong phạm vi quản lý hành chính NN. Vì vậy đối tượng chụi sự kiểm tra hành chính có thể là các cơ quan hành chính NN, đội ngũ cán bộ, công chức nhưng cũng có thể là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý của hệ thống hành chính. (Kiểm tra thu – chi tài chính; Thực hiện quy chế cơ quan; khen thưởng…)
– Là hoạt đông thường xuyên của từng cơ quan hành chính NN.
– Chủ thể tiến hành kiểm tra hành chính bao gồm: các cơ quan hành chính NN (Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND) và những người đứng đầu các cơ quan đó.
– Hoạt động kiểm tra hành chính là hoạt động mang tính quyền lực NN buộc các đối tượng phải tuân thủ…Khi thực hiện kiểm tra có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, kỷ luật or các biện pháp tác động tích cực đến các đối tượng bị kiểm tra như khen thưởng về vật chất, tinh thần.
– Hoạt động kiểm tra hành chính đươc tiến hành dưới nhiều hình thức như: nghe báo cáo và đánh giá báo cáo của đối tượng, tổ chức các đoàn kiểm tra.
– Hoạt động này có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ or đột xuất.
( Kiểm tra: đối tượng các cơ quan HCNN, tổ chức, cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan NN, xử lý ngay nếu vi phạm. Giám sát: all cơ quan NN: lập pháp, hành pháp, tư pháp; trừ trường hợp mới có quyền xử lý ngay. Thanh tra: all cơ quan NN trừ TA, VKS; trừ trường hợp mới có quyền xử lý ngay).
 

Câu 8: Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của QLHCNN về đất đai:

 
(đất đai được xem là tài nguyên đặc biệt quyết định đến sự sống còn chế độ xã hội cũng như hoạt động sống của con người. Quản lý NN về đất đai là một lĩnh vực của quản lý NN. Nhà nước CHXHCNVN với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện quyền quản lý NN thông qua các cơ quan quản lý NN có thẩm quyền như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, UBND các cấp, và hệ thống các cơ quan địa chính được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương)

  • Khái niệm: Quản lý NN về đất đai là sự tác động mang tính quyền lực của các cơ quan NN về đất đai đối với các chủ thể sử dụng đất (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, hợp tác) nhằm sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm theo quy hoạch và kế hoạch.
  • Đặc điểm: Đặc điểm chung: mang tính quyền lực NN.

–         Được thể hiện dưới hình thức thông qua dưới dạng các VBVPPL mang tính pháp lý nhất định. (Nghị định, thông tư, quyết định).
–         Do các cơ quan NN, người có thẩm quyền trong các cơ quan NN quy định, ban hành (Chủ yếu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện).
–         Góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai.
Ví dụ: Nghị định 84/CP về trìh tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai. Chủ tịch huyện B ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình A.
 

Câu 9: KTTT là gì? Phân tích những đặc trưng của KKTT?

KTTT là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định sự sản xuất và phân phối. (cơ chế thị trường là sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan).
* Đặc trưng: 6 đặc trưng
– Sự luân chuyển của các yếu tố sản xuất và sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện thông qua mua – bán trên thị trường.
– sản xuất, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa được tự do khi tham gia vào thị trường.
+ tự do lựa chọn sản phấm, công nghệ sản xuất.
+ Tự do lựa chọn đối tác trao đổi
+ Tự do thỏa thuận giá cả.
– Tự do cạnh tranh (, linh hồn thị trường, tự do trong khuôn khổ): đây là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
–         Quy luật về quan hệ cung – cầu trên thị trường chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cung = cầu: giá cả hành hóa xoay quanh giá trị hàng hóa.
+ cung > cầu: giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng mất giá.
+ Cung < cầu: khi đó giá cả hàng hóa tăng.
–         Đồng tiền đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: gắn với kinh tế thị trường là hiện tượng lạm phát, đặc biệt các nước đang phát triển tỷ lệ đo la hóa cao. Đây là vấn đề quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.
–         Thất nghiệp là hiện trạng phổ biến: sự phân hóa giàu nghèo, bất công bằng xã hội.

Câu 10: Công sở là gì? Để điều hành công sở đạt hiệu quả cần tập trung vào những kỹ năng nào?

Khái niệm: Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của NN để điều hành một công việc chuyên ngàh của NN.
(Dựa vào tính chất nội dung GỒm 2 loại: Công sở hành chính và công sở sự nghiệp. Dựa vào phạm vi hoạt động: Công sở TW và công sở TW đóng ở địa phương).
+ Công sở hành chính: là tổ chức đặt dưới sự quản lý của NN, thực hiện quản lý chung or trên từng mặt công tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch của NN.
+ Công sở sự nghiệp: là tổ chức đặt dưới sự quản lý của NN, thực hiện các hoạt động có tính chất nghiệp vụ riêng biệt, phụ vụ cho sản xuất kinh doanh  và cho sinh hoạt, nói cách khác đó là những đơn vị cơ bản để thực hiện nhiệm vụ của ngành.
+ Công sở: chú trọng cơ sở vật chất nhiều hơn
+ Cơ quan: vị trí, chức năng, cấp bậc điều hành.
Những kỹ năng: 7 kỹ năng

  1. Thiết kế và phân tích công việc:

+ Thiết kế công việc: sự phân chia loại công việc lớn nhỏ sao cho hợp lý. Những việc nào phải thực hiện, bao nhiêu việc được thực hiện, ai thực hiện, bao nhiêu người, được thực hiện nt nào?…
+ Phân tích công việc: quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của công việc. qua đó làm sáng tỏ: tính chất, nội dung, nhiệm vụ, và trách nhiệm của công việc.

  1. Phân công công việc: phân công theo

–         Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị
–         Theo khối lượng và tính chất của công việc. Phân công theo hướng chuyên môn hóa
–         Phân công theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan, hướng tới tăng cường vai trò của nhóm trong tổ chức.
–         Đảm bảo tính thích ứng giữa năng lực của nhân viên và chức trách được giao: đây còn gọi là nguyên  tắc “dụng nhân như dụng mộc”(năng lực, kinh nghiệm, cá tính…)

  1. Tổ chức và điều hành công việc:
  2. Xây dựng các quy chế làm việc
  3. Xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch
  4. Tổ chức và điều hành các cuộc họp: Quy tắc 3 T: Trình bày khái quát những gì sẽ trình bày; Trình bày những gì cần trình bày; Trình bày tóm tắt những gì đã trìh bày.
  5. Kiểm tra, kiểm soát công việc.

 

Câu 11: Hãy trình bày các công cụ Quản lý nhà nước về Kinh tế: 4 công cụ:

  1. Nhóm công cụ thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước:

–         Chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, nghĩa vụ giao nộp sản phẩm, thuế…nhóm này thể hiện ý chí của Nhà nước về số lượng sản phẩm sản xuất ra.
–         Các tiêu chuẩn chất lượng.
–         Các văn bản pháp luật, pháp quy, thể hiện chuẩn mực hành vi của Nhà nước muốn công dân phải tuân thủ theo khi thực hiện các hoạt động kinh tế.

  1. Nhóm công cụ tạo động lực: đó là công cụ được dùng làm động lực tác động vào đối tượng quản lý của Nhà nước (hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, giảm thuế, thu hút đầu tư, kích cầu tiêu dùng…. nHóm này bao gồm:

–         các doanh nghiệp NN
–         Các kho dự trữ quốc gia.
–         Toàn bộ khối tài nguyện quốc gia.
–         Các loại quỹ chuyên dùng vào quản lý.

  1. Nhóm công cụ khuyến khích của Nhà nước: bao gồm các hệ thống, chế độ, chính sách kinh tế tài chính của NN như:

–         các chính sách chung về thưởng phạt trong kinh tế.
–         các chế độ thưởng phạt cụ thể, được thể hiện thành các đạo luật, các chế tài như luật thuế, pháp luật hình sự, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính…

  1. Công tác tổ chức cán bộ: đây là công cụ có vai trò quyết định hiệu quả, hiệu lực quản lý NN.

–         hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước đơn giản và có hiệu lực.
–         Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có phẩm chất đạo đức tốt và có chuyên môn cao thường xuyên được đào tạo đáp ứng yêu cầu mới.
KL: các công cụ kể trên được vận dụng một cách tổng hợp đồng bộ trong các thời kỳ nhằm tạo nên hiệu quả cao trong quản lý nhà nước về kinh tế.
 

Câu 12: Khái niệm văn hóa, phân tích vai trò của văn hóa đối với sự phát triển?

K. niệm: Văn hóa
“Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội.”
Định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.”
*Vai trò: 6 vai trò
– Mục tiêu của phát triển đồng thời là nền tảng và động lực của sự phát triển.
– Phát triển tiềm năng con người và tiềm năng trí tuệ của con người.
– Là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ.
– Nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.
– Định hướng con người tới Chân – thiện – mỹ
– tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng.
 

Câu 13: Cải cách hành chính là gì? Phân tích nội dung của cải cách hành chính?

  • Khái niệm:

– Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn;
– Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau (thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức…).

  • Nội dung (6):
    • đó là cải cách thể chế, (các quy định, chính sách, pháp luật…)
    • cải cách tổ chức bộ máy hành chính,
    • đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
    • cải cách tài chính công.
    • Hiện đại hóa nền hành chính (ứng dụng CNTT)
    • Thủ tục hành chính.

 

Câu 14: Văn bản quản lý HCNN là gì? Trình bày yêu cầu về thể thức soạn thảo văn bản QLHCNN?

  • Khái niệm:

Là nhữn quyết định và thông tin quản lý do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính NN giữa các cơ quan NN với nhau hăọc giữa Cquan NN với các tổ chức và công dân.
Văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là phương diện cơ bản để chủ thể quản lí tác động lên đối tượng quản lí Hành chính Nhà nước nhằm mục đích quản lí, do đó bao gồm nhiều loại văn bản có vai trò giúp người ban hành tác động lên người tiếp nhận ( văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản điều hành và văn bản Hành chính).

  • Yêu cầu: (9)

–         Quốc hiệu
–         Tên cơ quan, tổ chức ban hành vb
–         Số và ký hiệu
–         Địa danh, ngày tháng ban hành
–         Tên loại và trích yếu nội dung vb
–         Nội dung văn bản
–         Chức vụ, họ tên và chữ ký của  người có thẩm quyền
–         Dấu của cơ quan, tổ chức
–         Nơi nhận.