I. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO THẾ GIỚI
1. Thực trạng
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Thực tế chứng minh rằng, một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng thịnh hoặc mất đi, song nhìn chung, từ khi ra đời cho đến nay, tôn giáo luôn tồn tại trong xã hội loài người. Vị trí, vai trò của mỗi tôn giáo ở từng khu vực, từng quốc gia và các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng không giống nhau.
Hiện nay, việc đánh giá về thực trạng tôn giáo trên thế giới đang còn nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm cho rằng tôn giáo tiếp tục suy | thoái; có quan điểm khác lại khẳng định, tôn giáo ở Tây Âu, Trung Âu suy tàn, còn các nơi khác vẫn đang phát triển. Nhưng số đông cho rằng, tôn giáo đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, song có sự khác nhau ở từng tôn giáo, quốc gia và châu lục.
Trước hết, số lượng tôn giáo trên thế giới không ngừng gia tăng. Theo ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 20.000 tôn giáo. Khoảng 2000 tôn giáo có lượng tín đồ 1 triệu người trở lên. Sự xuất hiện các tôn giáo mới ngày càng nhiều. Châu Phi có 8000 tôn giáo mới. Hoa Kỳ cũng có 3000 tôn giáo mới. Tiếp đến là số lượng tín đồ các tôn giáo cũng gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết năm 2015, có hơn 80% dân số thế giới là tín đồ các tôn giáo, trong đó Kitô giáo khoảng 2,3 tỷ tín đồ (gồm có 51% Công giáo, 37% Tin lành, 12% Chính thống giáo), 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo, | 1,2 tỷ người không có tôn giáo, 1,1 tỷ tín đồ Hindu giáo đạo (Ấn Độ giáo), 500 triệu tín đồ Phật giáo. Các tôn giáo khác và tín ngưỡng dân gian có số lượng tín đồ nhỏ hơn. Dưới đây là số liệu và tình hình các tôn giáo lớn trên thế giới.
Năm | 1990 (triệu) |
2000 (triệu) |
2010 (triệu) |
2015 (triệu) |
Tỷ lệ tăng 10 năm (%) |
Tôn giáo/dân số thế giới | 3.694/ 5.266 |
4.358/ 6.055 |
5.280/ 6.700 |
5.827/ 7.284 |
15.0 |
Islam | 692 | 1.188 | 1.600 | 1.800 | 23.5 |
Công giáo | 929 | 1.056 | 1.100 | 1.173 | 13.7 |
Ấn độ giáo | 686 | 811 | 1.000 | 1.100 | 18.3 |
Tin lành | 590 | 728 | 800 | 851 | 23.4 |
Phật giáo | 323 | 360 | 480 | 500 | 11.4 |
Chính thống giáo | 204 | 215 | 260 | 276 | 5.6 |
Với số liệu trên, có thể thấy Islam giáo và đạo Tin lành là hai tôn giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất.
2. Nguyên nhân phát triển của một số tôn giáo hiện nay
Thứ nhất, do những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng trở nên gay gắt.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, thực tế cho thấy ở không ít nơi những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… không dịu đi, ngược lại có nơi, có lúc càng trở nên gay gắt. Mâu thuẫn giữa các khu vực, các quốc gia, mâu thuẫn về dân tộc, giai cấp,… chồng chéo, đạn xen, gây xáo trộn và thiếu ổn định. Khoảng cách giàu – nghèo, bóc lột – bị bóc lột ngày càng mở rộng và gia tăng không chỉ trong phạm vi một nước, mà mang tính toàn cầu.
Thứ hai, do trật tự thế giới đang có những biến động khó đoán định, giá trị đạo đức đang xáo trộn, tệ nạn xã hội đang gia tăng.
Thế giới hai cực đã chuyển thành thế giới mà ở đó sự phân chia quyền lực chưa rõ ràng, chứa đựng những yếu tố bất trắc khó lường. Điều đó đã tạo nên tâm lý bất an trong xã hội. Hơn nữa, trên thế giới vẫn đang còn nhiều những tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, ma túy, bạo lực, khủng bố quốc tế,…
Sự suy thoái về về đạo đức, sự xuống cấp về lối sống, sự biến động về thang bậc giá trị xã hội, tâm lý thất vọng và bế tắc nảy sinh ở ngay những nước được mệnh danh là “văn minh”. Chiến tranh sắc tộc, dân tộc và tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi.
Thứ ba, do sự khủng hoảng về mô hình xã hội tương lai.
Từ khi xã hội có giai cấp và ách áp bức giai cấp, thì ước muốn về một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái,… luôn ấp ủ trong quần chúng nhân dân lao động. Tôn giáo đã phần nào phản ánh được nguyện vọng ấy, song tôn giáo vẫn chỉ mang lại hạnh phúc hư ảo” cho nhân dân.
Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện thì mơ ước của những người có tôn giáo về cõi thiên đường hư ảo giảm dần để nhường chỗ cho việc thực hiện ước mơ về việc thiết lập được “thiên đường ở ngay nơi trần thế. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô, trong khi đó, chủ nghĩa tư bản không phải là mô hình xã hội lý tưởng mà con người vươn tới. Đổ vỡ và thất vọng về mô hình xã hội tương lai, người ta đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi tôn giáo.
Thứ tư, do những hậu quả tiêu cực của phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Phải thừa nhận rằng, con người đã đạt được những thành tựu diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ những tiến bộ các khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới. Đồng thời, những cuộc cách mạng ấy cũng để lại những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Tình trạng môi trường bị suy thoái: rừng đang bị tàn phá, tài nguyên cạn kiệt, không khí và nguồn nước bị ô nhiễm. Hậu quả trái đất nóng lên, tầng ôzôn đang bị phá hoại, “mái nhà chung của nhân loại đang bị xuống cấp… Điều đó đã làm cho lời tiên tri về “nạn hồng thủy mới, “ngày tận thế” lại có dịp phát triển, tạo cơ hội cho tôn giáo truyền thống chấn hưng và các giáo phái mới xuất hiện.
3. Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời đại ngày nay
Thời đại ngày nay đang có sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và kéo theo đó là sự biến động của tôn giáo. Sự biến động ấy đang diễn ra theo một số xu hướng chủ yếu sau:
3.1. Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo
Tôn giáo đang diễn ra khuynh hướng đa dạng hóa với tình trạng: bảo thủ và đổi mới, thoái trào và phục hưng, xung đột và hòa giải, liên hợp và phân ly, cạnh tranh và hợp tác với nhiều loại hình, tính chất, đặc điểm và nhiều cách thức tổ chức khác nhau. Là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo luôn biến động, thay đổi theo tồn tại xã hội. Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo được thể hiện rõ ở xu hướng phân ly, tách biệt từ những tôn giáo lớn.
Một khi cá nhân càng được khẳng định, thậm chí đến mức cường điệu hóa vai trò cá thể để dẫn đến chủ nghĩa cá nhân thái quá ở một số nước thì tôn giáo cũng đang có xu hướng giảm dần tính cộng đồng. Xu hướng này được thể hiện ở sự phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn, thậm chí “cá thể hóa tôn giáo”. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở một số nước phát triển.
Bên cạnh xu hướng phân ly, tách biệt hiện nay dường như đang diễn ra xu hướng ngược lại, đó là xu hướng “liên tôn”, “đại kết”, “hòa hợp”, “khoan dung” hay ít nhất cũng tôn trọng lẫn nhau kể cả những tôn giáo trong quá khứ đã từng xoay lưng, đối đầu với nhau. Xu hướng hòa hợp, liên tôn, khoan dung tôn giáo thấy rõ ở Giáo hội Công giáo khi có thái độ đối với anh em đồng đạo và ngoại đạo.
3.2. Xu hướng thế tục hóa tôn giáo
Thế tục hóa là quá trình thích nghi của giáo hội các tôn giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đương đại.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, xu thế thế tục hóa tôn giáo được nhiều người chú ý. “Thế tục hóa” ở đây bao hàm hai ý. Thứ nhất, thế tục hóa tức là phi thần thánh hóa – chỉ sự giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội một cách huyễn hoặc, thần bí qua ý tưởng tôn giáo được thay bằng cách giải thích có lý tính, gần với hiện thực hơn. Tất nhiên về bản chất, hệ thống giá trị của tôn giáo vẫn được bảo lưu. Thứ hai, thế tục hóa cũng có nghĩa là tôn giáo đang tích cực tiến vào thế giới, trở lại với hiện thực, trực diện với cuộc sống và đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhân gian.
Xu hướng thế tục hóa đã thúc đẩy tôn giáo thâm nhập sâu rộng vào đời sống con người. Xu hướng thế tục hóa là xu hướng trái ngược với xu hướng thần thánh hóa, thiêng liêng hóa. Cho dù tính siêu nhiên là đặc trưng của tôn giáo, nhưng ngày nay tôn giáo đang có xu hướng gần với đời sống hiện thực hơn. Tuy nhiên, trong bản chất của mình, các tôn giáo đều liên quan đến thần thánh, trời, phật, ma quỷ và những phép màu… Song, những năm gần đây đang chứng kiến sự giảm dần của yếu tố huyền hoặc, thần bí trong niềm tin tôn giáo. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cùng với việc nâng cao dân trí, nguồn thông tin đa chiều, toàn diện và phong phú… đã làm cho niềm tin tôn giáo truyền thống bị phai nhạt.
Ngay như một số tôn giáo vốn có hệ thống giáo lý đồ sộ, giáo luật rất nghiêm ngặt, tổ chức chặt chẽ, và do đó đã tạo nên niềm tin ăn sâu vào đời sống tinh thần của tín đồ hàng ngàn năm, thì ngày nay đã không còn mang tín toàn vẹn, tuyệt đối như xưa. Không ít người chểnh mảng, thờ ơ với việc học tập giáo lý. Những phép bí tích như: phép giải tội, phép hôn phối,… ngày càng mang ý nghĩa sinh hoạt đời thường hơn là tính thiêng tôn giáo. Trong một bộ phận tín đồ, việc tham gia sinh hoạt tôn giáo không phải do niềm tin vào Thượng đế, thánh thần mà con do thói quen, nhưng ngày càng rõ hơn những sinh hoạt ấy được xem như một tập tục truyền thống của gia đình và những cộng đồng cùng tín ngưỡng. Một số giáo hội và giáo sĩ quan tâm ngày càng nhiều đến nhu cầu của con người ở thế giới hiện hữu, thậm chí vượt qua cả những quy định đôi khi rất ngặt nghèo của một số giáo hội các tôn giáo.
Sự biến động của điều kiện kinh tế, xã hội đương đại cũng tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt tôn giáo.
Tôn giáo từ chỗ chỉ chú ý hướng về thế giới bên kia” thì ngày nay càng tỏ ra trực tiếp quan tâm phục vụ cho chính bản thân con người nơi trần thế. Dù tinh thần của Công đồng Vatican II gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng cần ghi nhận Công đồng đó đã đi những bước đầu trong việc hướng tôn giáo quan tâm đến con người ở thế giới hiện hữu.
Trong xu thế thế tục hóa tôn giáo, cũng cần cảnh giác với hiện tượng lợi dụng quan hệ tôn giáo với dân tộc để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo. Với xu hướng dung tục hóa, những chủ trương kích thích dùng vọng thấp hèn, bản năng của con người như: tình dục, bạo lực, ham muốn vật chất… một số tổ chức đang “thương mại hóa” tôn giáo dựa trên hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ mục đích kinh tế.
3.3. Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo
Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, trong đó có cả tham vọng xâm lăng văn hóa, một số dân tộc đang ra sức giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình qua hình thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống Tôn giáo đang có xu thế biến đổi cho phù hợp với phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc quốc gia. Hiện tượng trở về với | tín ngưỡng truyền thống xảy ra không chỉ ở những dân tộc còn lạc hậu, chậm tiến mà cả một số nước có nền kinh tế phát triển và văn minh lâu đời. Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo trước kia phổ biến diễn ra ở những nước có nguy cơ bị thâm nhập và bành trướng bởi tôn giáo ngoại lại, thì nay có biểu hiện lan sang nhiều nước.
Dĩ nhiên, dân tộc hóa tôn giáo cũng không loại trừ được xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa tôn giáo. Sự hẫng hụt trong tư tưởng, sự đứt đoạn trong tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống sẽ tạo cơ hội cho sự du nhập và xuất hiện tôn giáo mới.
3.4. Xu hướng xuất hiện các giáo phái mới, trong đó có một số giáo phái phi nhân tính, phản văn hóa
Trong một thế giới đầy biến động thì tôn giáo phản ánh thế giới ấy cũng phải đổi thay. Nhưng trước các xu hướng vận động đa chiều của tôn giáo (cả tích cực lẫn tiêu cực; tiến bộ và phản tiến bộ), người ta có lý do để lo ngại trước sự xuất hiện của những giáo phái phản ánh tham vọng quyền lực hoặc phi nhân tính, phản văn hóa, với những biểu hiện: khuyến khích tình dục, loạn luân, bạo lực, tự sát,… gây hậu quả xấu cho cộng đồng và xã hội.
Phải chấp nhận rằng những xu hướng mới của tôn giáo có thể vừa chứa cả yếu tố tích cực và cả tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ dự báo, nắm bắt được những xu hướng tiến bộ để kịp thời phát huy và ngăn ngừa những khuynh hướng tiêu cực có thể nảy sinh.
II. ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nằm ở giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, Việt Nam là nơi giao lưu của các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau. Với địa hình phong phú và đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng đồng người sống ở đây. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, mong muốn nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng siêu nhiên. Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo nhận sự ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, xuất hiện nhiều nhân vật có công trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chữa đựng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ.
Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa đó có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
1. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng và đa tôn giáo
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; các tôn giáo khu vực như Đạo giáo; tôn giáo bản địa như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,… Tính đến hết năm 2016, nước ta có 15 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp đăng ký và công nhận, với hơn 24 triệu tín đồ. Trong đó, tín đồ Phật giáo hơn 13 triệu, chiếm hơn 12% dân số cả nước; tín đồ Công giáo hơn 6,5 triệu, chiếm khoảng 7% dân số cả nước; Tin lành khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,4% dân số cả nước; Hồi giáo khoảng 75 ngàn, chiếm khoảng 0,08% dân số cả nước; Cao Đài hơn 2,4 triệu, chiếm khoảng 2,8% dân số cả nước; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,5 triệu, chiếm 1,7% dân số cả nước; các tôn giáo khác khoảng gần 2 triệu, chiếm khoảng 1,9% dân số cả nước.
Trong đó, 53 tộc người thiểu số với trên 10 triệu người sống tập trung ở 3 khu vực chính: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hầu hết các tộc người thiểu số đều theo tín ngưỡng đa thần, theo quan niệm vạn vật hữu linh, thờ cúng theo phong tục truyền thống. Sau này, theo thời gian, các tộc người thiểu số tiếp nhận các tôn giáo hiện đại.
Tộc người Khmer theo Phật giáo Nam tông. Tộc người Chăm theo Hồi giáo. Một số tộc người ở Tây Nguyên theo Công giáo, gần đây theo đạo Tin lành khá đông. Đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Bắc theo Công giáo, Tin lành.
Đồng thời, nhiều người Việt Nam tin theo các tôn giáo nguyên thủy, kiêng cữ siêu nhiên mang tính tôn giáo khác? Mỗi tộc người đều bảo lưu những hình thức tín ngưỡng của mình. Người Việt có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với công đồng, dân tộc, thờ thánh, thời Mẫu. Các tộc người thiếu số có những hình thức tôn giáo nguyên thủy: Tô tem giáo, Bái vật giáo; Sa man giáo. Có thể nói, Việt Nam được coi là “bảo tàng tôn giáo” của thế giới.
Nhiều người Việt Nam cùng lúc tham gia nhiều hành vi tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Điều tra của Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho thấy: người Việt thường tham gia trung bình là từ gần 2 đến 3 loại hành vi tín ngưỡng, tôn giáo. Họ vừa tin vào thờ cúng tổ tiên, vừa chịu ảnh hưởng của Phật giáo, lại còn tin tử vi, tướng số,….
Theo ước tính hiện nay ở Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của 15 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định chiếm khoảng 27% dân số. Chính những số liệu cụ thể trên đã cho thấy sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điều đó làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phong phú, đa dạng.
Dưới góc độ văn hóa, sự đa dạng của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Mỗi loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đều góp mặt trang điểm cho bộ mặt văn hóa Việt Nam đa sắc, đa màu. Chúng ta có thể nói đến văn hóa Phật giáo, giá trị Phật giáo được thể hiện trong đời sống tinh thần, trong kiến trúc, hội họa,… Tương tự ta cũng có thể nói văn hóa Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; văn hóa trong thờ cúng tổ tiên, trong các hình thức tín ngưỡng của các tộc người thiểu số… Đây là một thế mạnh, một lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Chúng ta có thể khai thác các giá trị văn hóa này để phát triển kinh tế du lịch văn hóa, có thể quảng bá giá trị văn hóa này trong giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay.
Dưới góc độ quản lý xã hội, sự đa dạng, phong phú của tín ngưỡng, tôn giáo đòi hỏi Đảng, Nhà nước vừa phải có quan điểm, chính sách chung đúng đắn, vừa phải cụ thể hóa để phù hợp với từng tín ngưỡng, tôn giáo của các tộc người cụ thể. Với một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, tôn giáo đã đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta cùng lúc giải quyết cả vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo vốn là hai trong những vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm.
2. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam tuy có tính phổ biến cao, nhưng chủ yếu ở cấp độ tâm lý
Khác với một số nước ở châu Âu (với Kitô giáo), Trung Đông (với Hồi giáo) ở đó tín đồ am hiểu giáo lý khá sâu sắc, vâng phục thần quyền khá triệt để, tính độc thần khá cao, không ít người thường coi tôn giáo của mình hơn tôn giáo người khác, nên trong lịch sử và cả hiện nay xung đột tôn giáo thường hay xảy ra. Ngược lại, đa số người Việt Nam thường tín theo tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu để bù đắp những thiếu hụt về tinh thần trong cuộc sống trần tục, mong “ăn nên, làm ra” là chính, ít quan tâm, am hiểu giáo lý của các tôn giáo mà họ tin theo. Ngay cả những người được coi là sùng đạo thì sự hiểu biết giáo lý của họ thường cũng không mang hệ thống và không hoàn chỉnh, chỉ trừ một số chức sắc tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt mang tính hòa đồng cao, không cuồng tín. Điển hình của tính hòa đồng là hiện tượng tam giáo đồng nguyên Phật – Nho – Lão với sự “ngồi chung” của các vị thần ở các điện thờ, chùa, đình, đền, miếu; sự bá tạp, hỗn dung được thể hiện cả trong giáo lý và điện thờ của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; tư tưởng vạn vật hữu linh theo kiểu “đất có thể công, sông có hà bá”, “có bệnh thì vái tứ phương của người Việt Nam… Cố giáo sư Trần Đình Hựu đã nhận xét: Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo; các tôn giáo lớn đều có mặt nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lý. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Họ mê tín, tin có linh hồn, ma quỷ, thần thánh. Nhiều người thực hiện cầu cúng. Nhưng về tương lai họ lo cho con cháu hơn là lo cho linh hồn của mình. Điều đó chứng tỏ đa số người Việt Nam ít cuồng tín tôn giáo, tu tiên quan tâm đến cuộc sống hiện tại, nhưng nó cũng dễ làm tăng tính thực dụng cầu xin, hối lộ cả thần thánh và việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, buôn thần, bán thánh,…
3. Đa số người có tín ngưỡng, tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân
Theo ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong Phật giáo, Công giáo có khoảng 80 – 85% tín đồ là nông dân, trong Tin lành có khoảng 65% tín đồ là nông dân và trong Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 95% tín đồ là nông dân. Đa số họ có đời sống và trình độ dân trí thấp.
Người có tín ngưỡng và tín đồ tôn giáo ở Việt Nam, với lối sống đạo khác nhau, nhưng nhìn chung đều có tình cảm và niềm tin tôn giáo khá sâu sắc nhưng không cuồng tín. Đây là yếu tố quan trọng phản ánh lợi ích cơ bản của họ thống nhất với lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp công nhân, là cơ sở khách quan thuận lợi cho đoàn kết dân tộc, trong việc tập hợp lực lượng thực hiện sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thực tế, mặc dù có tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cơ bản họ là người có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách mạng. Nhiều tín đồ, chức sắc tôn giáo đã tích cực góp phần xứng đáng cùng khối đại đoàn kết toàn dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc ta có phần đóng góp đáng kế của đông đảo quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong từng thời kỳ lịch sử có lúc, có nơi vẫn còn một bộ phận tín đồ thành kiến, mặc cảm với chính quyền, chưa thật tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo, thậm chí bị kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc và Tổ quốc cũng như lợi ích của đại đa số tín đồ.
Đặc điểm này quy định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam là công tác vận động quần chúng, công tác với con người.
4. Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành – những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp ở Việt Nam khá đông đảo
Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ: Phật giáo hiện có khoảng 40.000 người hành nghề chuyên nghiệp, trong đó Phật giáo Bắc tông có 26.000, Nam tông có 10.000, Khất sĩ có 856 người.
Công giáo có hơn 21 ngàn người, trong đó có 02 Hồng y, 38 Giám mục, 3.724 linh mục (2.846 linh mục triều, 664 linh mục dòng), 1.920 tu sĩ nam, 10.337 tu sĩ nữ.
Đạo Cao Đài có hơn 9.000 chức sắc, trong đó Cửu Trùng đài có hơn 1.793 người, Hiệp Thiên đài có khoảng 7.534 người và hơn 30.000 chức việc.
Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1.600 chức việc, trong đó Ban Trị sự Trung ương: 21 người, Ban Trị sự xã/phường: 1.546 người.
Đạo Tin lành có 436 mục sư, 306 mục sư nhiệm chức, 458 truyền đạo, chưa tính nhiều mục sự tự phong của các tổ chức Tin lành mới đăng ký hoạt động.
Đạo Hồi có 695 chức sắc, trong đó Islam có 288 chức sắc, Bàni có 407 chức sắc.
Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở mức độ nào đó là những người có quyền thiêng liêng, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với tín đồ cả trong việc đạo và việc đời, Đại đa số chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở Việt Nam đều có tri thức, có những tôn giáo tổ chức việc đào tạo chức sắc rất căn bản. Đại đa số chức sắc tôn giáo tìm được sự tương đồng giữa tôn giáo với cách mạng là tinh thần dân tộc và nhân văn, nên họ đã biết chấp nhận việc đạo với việc đời, thực hiện “tốt đời đẹp đạo; kính Chúa, yêu nước”. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chức sắc, không vượt qua được điều mà họ cho là sự khác nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội là sự khác nhau giữa hữu thần và vô thần, nên họ thành kiến, thậm chí đố kỵ, cá biệt chống phá cách mạng.
Các tôn giáo ở Việt Nam còn có đội ngũ chức việc rất đông đảo khoảng 250.000 người giúp việc cho đội ngũ chức sắc trong việc quản lý, hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo và tham gia sinh hoạt xã hội.
Chức sắc, nhà tu hành, chức việc là lực lượng quan trọng giữ mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với Nhà nước và là đầu mối trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Trong công tác tôn giáo nói chung, công tác quản lý nhà nước nói riêng, việc tranh thủ các chức sắc, nhà tu hành có ý nghĩa rất quan trọng, cần thiết.
5. Các tôn giáo ở Việt Nam có quan hệ quốc tế rộng rãi
Với tâm lý cởi mở, người Việt Nam tiếp nhận nhiều tôn giáo và theo đó có quan hệ với nhiều tôn giáo trên thế giới.
Công giáo trên toàn thế giới có khoảng 1,2 tỷ tín đồ ở trên 190 nước và vùng lãnh thổ, hình thành một giáo hội duy nhất. Công giáo ở Việt Nam với 26 giáo phận, Hội đồng giám mục Việt Nam là đơn vị” trực thuộc của Giáo triều Vatican, mặc dù trong điều kiện Chính phủ Việt Nam chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Vatican.
Hiện nay, trên thế giới, đạo Tin lành có khoảng 550 triệu tín đồ của 285 hệ phái ở 100 quốc gia, chủ yếu ở Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ. Đạo Tin lành ở Việt Nam có quan hệ rộng rãi, đa dạng với đạo Tin lành trên thế giới. Đó là quan hệ giữa hệ phái Tin lành Việt Nam với hệ phái Tin lành gốc; quan hệ giữa các hệ phái có cùng xu hướng giáo lý, giáo luật, lễ nghi; quan hệ thông qua tổ chức từ thiện xã hội của đạo Tin lành.
Phật giáo thế giới có trên 350 triệu tín đồ, được tổ chức theo tông phái, sơn môn riêng mà không có tổ chức giáo hội chung thế giới. Phật giáo Việt Nam chủ yếu quan hệ với Phật giáo khu vực châu Á, như với Phật giáo Campuchia, Phật giáo Lào, Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Đài Loan,… và tổ chức Phật giáo châu Á vì Hòa bình – ABCP; tổ chức thân hữu Phật tử thế giới – WFB.
Đạo Hồi có số lượng tín đồ lớn nhất với 1,3 tỷ tín đồ ở hơn 50 quốc gia, chủ yếu ở Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Á, Trung Á, Đông Nam Á. Hồi giáo Việt Nam quan hệ chặt chẽ với Hồi giáo Đông Nam á, nhất là Hồi giáo ở Malaixia.
Đạo Baha’i trên thế giới có khoảng 6 triệu tín đồ có ở 100 quốc gia. Với tư cách là cố vấn Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), thông qua hoạt động từ thiện xã hội để quan hệ, ảnh hưởng đến Đạo Baha’i ở Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 4 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, trong đó có nhiều người là tín đồ, chức sắc các tôn giáo cũng giữ mối quan hệ với các tôn giáo ở Việt Nam.
Quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam là khách quan, là vấn đề lớn, quan trọng. Do đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước coi trọng, quan tâm và có quan điểm, chính sách giải quyết đúng đắn vấn đề này.
6. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có những biểu hiện mới theo hướng thế tục hóa, thương mại hóa
Do tác động của kinh tế thị trường, tín ngưỡng, tôn giáo có xu hướng thế tục hóa nhanh chóng. Một mặt, bằng chức năng phi tôn giáo như các hoạt động xã hội từ thiện, tôn giáo đã hòa nhập vào đời sống xã hội. Mặt khác, các hoạt động tôn giáo cũng bị kẻ xấu lợi dụng để đầu cơ, trục lợi, thương mại hóa khá sâu sắc. Việc buôn thần, bán thánh khá phổ biến; tệ “ăn chặn” bắt bí du khách đi lễ, tham quan du lịch xảy ra thường xuyên, điển hình như Lễ hội Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Lễ hội đền Trần Nam Định), Chùa Hương (Hà Nội),… Nhiều sinh hoạt tôn nghiêm bị biến thành điểm hành nghề mê tín. Nhiều hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện. Theo thống kê sơ bộ, nước ta có hàng trăm “tạp giáo” lớn nhỏ như: đạo “Siêu thoát” tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, đạo “Trương Thành Tâm” tại Lâm Đồng, đạo “Vàng Chứ” ở tộc người Mông, tộc người Dao, đạo “Tam Tổ Thánh Hiền”, đạo “Bạch”, đạo “Tràng”, đạo “Ngọc Phật Hồ Chí Minh”, đạo “Vô vi khoa học huyền bí”, đạo “Tổ tiên Chính thống giáo”,… Phần lớn các “tạp giáo” này là sự hỗn tạp của các tôn giáo cũ, và không ít các “tạp giáo” đó mang tính phi nhân tính, phản văn hóa, tín đồ bị lợi dụng về tình cảm, tiền bạc, gây hậu quả xấu cho người tin theo và cho xã hội. Thực chất phần lớn trong các tạp giáo” đó là các hoạt động mê tín, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mưu lợi cá nhân, thậm chí chống phá chế độ ta.
7. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thường bị thế lực thù địch lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị bóc lột một mặt sử dụng công cụ bạo lực để trấn áp, mặt khác, chúng sử dụng tín ngưỡng, tôn giáo để an ủi, mê hoặc, ru ngủ quần chúng. Các tổ chức tôn giáo mong muốn thông qua nhà nước thế quyền để mở rộng đức tin, gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Sự gặp gỡ về lợi ích đó tạo nên sự cấu kết, “cộng sinh” giữa thần quyền và thế quyền nhằm phục vụ cho lợi ích mỗi bên.
Ở Việt Nam, do phải thường xuyên đối phó với các cuộc chiến tranh; có nhiều tôn giáo ngoại nhập; sự phân hóa trong nội bộ tôn giáo; tính thực dụng của tín ngưỡng, tôn giáo,… làm cho việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch ở Việt Nam càng “thuận lợi và nguy hại hơn.
Trong lịch sử, các thế lực thù địch thường lợi dụng tôn giáo để xâm lược, nô dịch, đồng hóa dân tộc ta. Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, không ít tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ bị kẻ thù lợi dụng chống lại cách mạng.
Hiện nay chủ nghĩa đế quốc, với chiến lược “diễn biến hòa bình vẫn luôn coi vấn đề tôn giáo là một trọng điểm “ưu tiên”, “huyệt” nhạy cảm nhất để lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. Việc tăng cường truyền đạo Tin lành ở Tây Bắc, Tây Nguyên, đạo Vàng Chứ của người Mông ở Tây Bắc, cái gọi là “Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên… là minh Chứng cụ thể của sự lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Chúng kích động chia rẽ quan hệ lương – giáo và giữa các tôn giáo; mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các tôn giáo chống chính quyền, di cư và vượt biên trái phép, gây bất ổn chính trị – xã hội, bạo loạn, tạo các “điểm nóng” để vu khống Việt Nam đàn áp các tôn giáo vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” để cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam… Điện hình là các vụ bạo loạn năm 2001, 2004 ở Tây Nguyên, tụ tập đông người, gây mất trật tự anh ninh ở Mường Nhé, Điện Biên vào tháng 4 – 2011, có hàng ngàn người tham gia biểu tình, bạo loạn, chống đối chính quyền, phá hoại kinh tế.
Các chủ đoạn chúng thường lợi dụng là:
Một là, khai thác những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở cơ sở để xuyên tạc tình hình tôn giáo, vu khống ta hạn chế, gò bó với tôn giáo, vi phạm nhân quyền.
Hai là, thao túng và lợi dụng các diễn đàn quốc tế, các tổ chức quốc tế để thông tin sai lạc về tình hình tôn giáo ở nước ta, bôi nhọ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nhằm cô lập ta trên trường quốc tế.
Ba là, lôi kéo, mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử cực đoan, ly khai trong các tôn giáo ở trong và ngoài nước.
Bốn là, khai thác lợi thế của một nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự, trong điều kiện thế giới một cực và xu hướng toàn cầu hóa, số cực đoạn trong chính giới Mỹ cố tạo sức ép pháp lý để tác động vào tình hình tôn giáo ở trong nước. Thời gian qua, một số nhân vật trong Hạ viện Mỹ đơn phương đưa ra dự luật liên quan đến vấn đề tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam như: dự luật HR1587 (1995), HR1865 (1997)… HR1950 (2004) và những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế của Mỹ đã đưa hoặc dọa Việt Nam vào diện các nước cần quan tâm đặc biệt – (Countries of Particular Concern – CPC)…;
Năm là, tìm cách chính trị hóa vấn đề tôn giáo, nhất là vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc.
Nguồn: Hoàng Mạnh Tưởng (2019), Tập bài giảng môn học Lý luận tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP.HCM.