Nếu không muốn tốn tiền mà vẫn “đường đường chính chính” sử dụng phần mềm quản lý tài liệu tham khảo và trích dẫn thì Zotero sẽ là lựa chọn tốt để thay thế cho anh Endnote.
Tuy nhiên, cả Endnote và Zotero dù là đình đám đó đây nhưng vẫn chịu không nổi quy định trình bày tài liệu tham khảo của Việt Nam mình. Hiện nay gần như mỗi cơ sở đào tạo đều có một quy định về cách trích dẫn và hầu hết đều có quy định kiểu như  Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ Họ, Họ đệm và Tên, và thứ tự theo Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ, tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm và tên. Nghĩa là trên một tài liệu phải trình bày tên tác giả theo hai kiểu khác nhau và sắp xếp cũng theo hai kiểu khác nhau – cả Endnote và Zotero đều bó tay!
Trong khi chờ đợi có một quy định không làm khó người nghiên cứu thì người nghiên cứu vẫn phải dùng “chiêu” để khai thác những phần mềm hữu dụng hỗ trợ quản lý tài liệu tham khảo để đỡ mất thời gian. Dưới đây là cái Style dùng cho Zotero tạm đáp ứng một số yêu cầu nửa nạc nửa mỡ hiện tại của VN mình.
Tiêu chí trình bày:

Tác giả Việt Nam hiện đủ họ và tên
Tác giả nước ngoài chỉ hiện Họ, phần tên viết tắt
Tài liệu nhiều tác giả thì liệt kê hết
Cấu trúc trình bày:

Số.   Tên Tác Giả (năm xuất bản), Tiêu đề tài liệu được in nghiêng. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, các thông tin khác như số trang, số văn bản, địa chỉ web….
Sắp xếp theo thư tự từ điển, thứ tự ưu tiên trong sắp xếp như sau:

1. Ngôn ngữ: Tiếng Việt trước, tiếng nước ngoài sau,
2. Tên tác giả:  Phần tiếng việt xếp theo Tên tác giả, phần tiếng nước ngoài xếp theo Họ của tác giả.
3. Năm xuất bản, công bố
4. Tiêu đề tài liệu

Ví dụ: [1–6,8–10] [7]
1.         Chính Phủ Việt Nam (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Số 711/QĐ-TTg, ngày 13/06/2012.
2.         Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Nghiêm (2013). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phổ thông trung học: Thử nghiệm đánh giá tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục ĐHQGHN.
3.         Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đông Phương, Ngô Doãn Đãi (2011). Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học. Hà Nội.
4.         Nguyễn Văn Nghiêm. Triển khai e-Learning trên hệ thống Edu 2.0. Dainganxanh Edu 20. Truy cập ngày 04/12/2013, URL: http://dainganxanh.edu20.org/visitor_class_catalog/show/175382 .
5.         Nhiều tác giả (2013). Lý thuyết về sự đổi mới và phổ biến “cái mới”. dainganxanh URL: http://dainganxanh.wordpress.com/2013/09/07/ly-thuyet-ve-su-doi-moi-va-pho-bien-cai-moi/ .
6.         Nguyễn Bích Như (2013). Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ. Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Hà Nội.
7.         Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2010). Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội. NXB. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
8.         Darus S, Luin HW (2008). Investigating teachers use of computers in teaching english: a case study. J Teach Engl Technol.
9.         Department of Education and Training, Western Australia (2010). How do teachers apply their  ICT knowledge and skill. Teach ICTSkill. Department of Education and Training, Australia. Tr. 1–55.
10.       Hennessy S, Harrison D, Wamakote L (2010). Teacher Factors Influencing Classroom Use of ICT in Sub-Saharan Africa. Itupale Online J Afr Stud.

Tải về tại đây: https://app.box.com/s/rq84mai7pq8niy8s6cqh

.