Trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu mức độ hài lòng, … thường có dạng câu hỏi phân mức (scale). Ví dụ khi khảo sát mức độ hài lòng người ta thường xây dựng thang đo theo các mức (1) rất hài lòng, (2) hài lòng, (3) không ý kiến, (4) không hài lòng, (5) rất không hài lòng; hay đánh giá yếu tố ảnh hưởng của một nhân tố nào đó người ta có thể xây dựng thang đo theo các mức (1) rất cần thiết, (2) cần thiết, (3) không rõ, (4) không cần thiết, (5) rất không cần thiết…. cách thiết kế câu hỏi dạng này rất phổ biến (được dựa trên thang Likert). Người trả lời phiếu khảo sát sẽ chọn 1 trong các mức được liệt kê trong bảng hỏi.
Việc nhập liệu để phân tích người ta sẽ căn cứ vào mục đích phân tích để nhập. Thông thường người ta sẽ nhập dữ liệu từ 0 đến 5. 1 đến 5 ứng với lựa chọn của người được khảo sát, 0 là không lựa chọn. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến việc người được khảo sát có chọn hay không chọn thì người ta chỉ cần nhập 0 và 1.
Cách thông thường người ta sẽ nhập như sau

Nghĩa là người được khảo sát thứ nhất (p1) chọn:

  • Nhân tố f1: rất cần thiết;
  • Nhân tố f2: rất không cần thiết;
  • Nhân tố f3: không rõ;
  • Nhân tố f4: cần thiết;
  • Nhân tố f5: không rõ;
  • Nhân tố f..i: không cần thiết;
  • Nhân tố fn: rất không cần thiết.

Sau đó ta tính tần số (frequency) của các con số 0 – 5 ở từng nhân tố (f) để biết được tỷ lệ quan trọng của nhân tố đó được đánh giá như thế nào.
Với dữ liệu trên ta tính được tầm quan trọng của nhân tố f2 trong suy nghĩ của người tham gia khảo sát (participants) như sau:

f2
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 2 1 25.0 25.0 25.0
4 1 25.0 25.0 50.0
5 2 50.0 50.0 100.0
Total 4 100.0 100.0

Như vậy nhân tố f2 có 25% cho rằng cần thiết, 25% cho rằng không cần thiết và 50% cho rằng rất không cần thiết. => nhân tố này không cần thiết thiệt rồi!

(Làm tới đâu viết tới đó)