Khỏi cần type câu mở đầu ha J
Index of Item-Objective Congruence (IOC) được đề xuất bởi Rovinelli và Hambleton năm 1977[3]. IOC là chỉ số đo sự phù hợp của câu hỏi đối với mục tiêu khảo sát, có thể hiểu là “Độ giá trị nội dung” (Content validity) và thực chất IOC chính là một trong những phương pháp xác định Độ giá trị nội dung của câu hỏi khảo sát hay câu hỏi trắc nghiệm.
Chỉ số IOC có giá trị trong khoảng từ -1 đến 1.
- IOC = + 1: Câu hỏi có nội dung rất phù hợp với mục tiêu khảo sát;
- IOC = 0: Không khẳng định được nội dung Câu hỏi có phù hợp với mục tiêu hay không;
- IOC = -1: Nội dung câu hỏi hoàn toàn không phù hợp với mục tiêu khảo sát,
IOC được tính theo công thức[1]:
IOC = Sum(R)/N
Trong đó: R là điểm số của câu hỏi
N số chuyên gia tham gia khảo sát
IOC cho cả Test = (Sum(Sum(r))/N)/n
Trong đó: n là số câu hỏi trong Test
IOC được xác định bằng phương pháp khảo sát chuyên gia. Tối thiểu phải có 3 chuyên gia tham gia đánh giá (N>=3), tốt nhất là nhiều hơn 3 và càng nhiều càng tốt.
Theo Brown[4], nếu chỉ số IOC từ 0.5 đến 1.0 thì bài Test chấp nhận được vì nội dung phù hợp với mục tiêu khảo sát; ngược lại, IOC nhỏ hơn 0.5 thì bài test không được chấp nhận vì thiếu sự phù hợp.
Ví dụ:
Item |
Chuyên gia 1 |
Chuyên gia 2 |
Chuyên gia 3 |
IOC |
1. |
1 |
1 |
1 |
1.00 |
2. |
1 |
1 |
0 |
0.67 |
3. |
0 |
1 |
0 |
0.33 |
4. |
1 |
1 |
1 |
1.00 |
5. |
0 |
1 |
1 |
0.67 |
6. |
1 |
1 |
0 |
0.67 |
Sum |
4 |
6 |
3 |
IOC = (13/3)6 = 0.72
Vậy, nếu xét từng câu thì item 3 có chỉ số IOC=.33 nên không được chấp nhận, cần chỉnh sửa hoặc loại bỏ khỏi bảng hỏi. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể thì bài Test này vẫn được đánh giá cao vì có IOC=.72 (một chỉ số khá cao cho thấy bài test/bảng hỏi này có nội dung phù hợp với mục tiêu kiểm tra/khảo sát).
Tài liệu tham khảo:
1. The Quality of Five Listening Tests from the Same Specifications
2. Một số tài liệu trực tuyến khác
Tài liệu gốc (chưa tiếp cận):
3. Rovinelli, R. J., & Hambleton, R. K. (1977). On the Use of Content Specialists in the Assessment of Criterion-Referenced Test Item Validity. Dutch Journal of Educational Research.
4. Brown, J. D. (1996). Testing in Language Programs. NJ: Prentice Hall Regents